Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu và không nên ăn gì?

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu và không nên ăn gì?

Việc chăm sóc sức khỏe thai phụ trong 3 tháng đầu của thai kỳ rất quan trọng cho sự phát triển và hình thành của trẻ nhỏ (là giai đoạn dễ xảy thai nhất) và sức khỏe bà bầu luôn được ưu tiên trong thực đơn dinh dưỡng của gia đình. Chính vì vậy cần lưu ý những loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho thai phụ để bổ xung vào thực đơn hàng ngày và những thực phẩm thai phụ không nên sử dụng (nếu dùng không đúng có thể gây sảy thai mà bạn không hề hay biết).


Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu và không nên ăn gì?

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Ba tháng đầu là giai đoạn dễ xảy thai nhất, vì vậy bà bầu cần lưu ý không nên sử dụng các loại thực phẩm sau:

Không nên ăn mặn: 

Thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.

Không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm).

Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.

Không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. 

Bà bầu không nên ăn củ quả mọc mầm, thức ăn ôi thiu, mốc ... trong 3 tháng đầu

Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…

Không nên uống rượu và dồ uống có cồn. 

Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.

Không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. 

Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Bà bầu nên bổ sung các chất dinh dưỡng sau trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Chất sắt: 

Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.

Canxi: 

Những thực phẩm nhiều canxi cho thai phụ 3 tháng đầu

Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.

Acid folic (vitamin B9): 

Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…

Vitamin D: 

Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.

Vitamin C: 

Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

Các thực phẩm mà bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ:

- Thịt bò: 

Thịt bò chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của bạn và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống vì như vậy rất nguy hiểm.

- Sữa chua: 

Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Nó có thể giúp bạn ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.

- Đậu phộng: 

Theo một nghiên cứu, ăn đậu phộng khi mang thai có thể làm giảm khả năng dị ứng của bé cưng sau khi sinh ra. Ngoài ra, trong đậu phộng có chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Hạt dẻ, hạnh nhân hay đậu phộng đều rất phù hợp làm món ăn vặt để bạn đỡ “buồn miệng”.

- Trứng: 

Trứng chứa nhiều vitamin tốt cho bà bầu

Không chỉ chứa nhiều protein, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D. Nhiều mẹ bầu “rỉ tai” nhau rằng ăn trứng ngỗng sẽ giúp bé thông minh hơn khi mang thai. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh vấn đề này. Trứng ngỗng không chứa nhiều protein như trứng gà nhưng lại chứa nhiều chất béo hơn. Vì vậy, mẹ nên chú ý khi ăn trứng ngỗng để tránh tình trạng dư thừa chất béo nhé!

- Cá hồi: 

Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn.

- Súp lơ: 

Súp lơ là một trong những nguồn chứa axit folic dồi dào cho cơ thể. Những ngày đầu mang thai, mẹ có thể thêm món súp lơ xào thịt bò vào thực đơn của mình. Vừa có đủ axit folic và sắt, “nhất cử lưỡng tiện”, không nên bỏ qua đâu đấy!

Ngoài ra, các loại rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh cũng chứa không ít axit folic. Xà lách trộn dầu giấm là món khai vị ngon lành và là dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.

- Họ hàng nhà đậu: 

Đậu chứa khá nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển mô và cơ bắp của bé. Chè đậu là một trong những món đơn giản và dễ làm nhất. Nhưng bạn nhớ đừng cho nhiều đường quá nhé!

- Các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi…:

Không chỉ chứa axit folic, cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Mẹ cũng đâu muốn mình bị bệnh khi mang thai đúng không?

Và một điều nữa mà bà bầu cần lưu ý đó là khám thai trong 3 tháng đầu

Cách kiểm chứng đơn giản nhất là mình có thai hay không chính là dùng que thử thai, nếu hiện hai vạch thì có nghĩa là bạn đã mang thai. Tuy nhiên, chắc ăn nhất vẫn là lời khẳng định từ bác sỹ chuyên khoa rồi. Bác sỹ sẽ đưa ra các câu hỏi về tiền sử mắc bệnh của bạn, đồng thời khám tổng thể để xem bạn có mắc bệnh gì không và cũng sẽ đưa ra ngày dự sinh của bạn. 3 tháng đầu nên thăm khám định kỳ theo lịch khám của bác sỹ. Hãy nhớ đây là giai đoạn nhạy cảm, mọi thứ đều có thể xảy ra và việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp bạn yên tâm hơn.
Other post

All comments [ 1 ]


Unknown lúc 23:34 23 tháng 12, 2015
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

Your comments